Giữa các phân loại phân bón trên thị trường, đâu là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng? Phân biệt phân hữu cơ và phân vô cơ để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng cho cây phát triển đạt năng suất cao.
Tìm hiểu về hai phân loại phân bón trên thị trường hiện nay
Phân bón là thành phần không thể thiếu cho cây trồng nếu muốn cây đạt năng suất. Thị trường hiện nay chia thành hai phân loại phân bón dựa trên nguồn gốc tạo thành: Phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ (hay còn gọi là phân hóa học). Cùng chúng tôi tìm hiểu về hai loại phân bón để chăm sóc cây trồng thật hiệu quả nhé!
Phân bón hữu cơ
Phân loại phân bón hữu cơ lại được chia làm 2 phân loại là phân hữu cơ truyền thống (phân xanh, phân chuồng,...) và phân hữu cơ công nghiệp (phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh,...)
- Ưu điểm của phân hữu cơ
- Giúp cải tạo đất: Phân hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất bạc màu, đất cát. Chúng cải thiện tính chất sinh hóa trong đất để đất trở nên tốt, màu mỡ hơn. Chính vì vậy phân hữu cơ được khuyến khích sử dụng để cải tạo đất trồng nông nghiệp.
- Chứa các vi sinh vật hữu ích: Chúng là các vi sinh vật cố định đạm, phân giải chất hữu cơ tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật hữu ích phát triển.
- Phân hữu cơ giúp giảm sự xói mòn và rửa trôi đất: Các lớp mùn hữu cơ trong phân tăng tính ổn định kết cấu đất, bảo vệ cấu trúc lớp đất tránh sự rửa trôi.
- Tăng sức đề kháng cho cây trồng: Chính vì chứa nhiều vi sinh vật hữu ích giúp rễ cây phát triển khỏe mạnh, tăng sức chống chịu.
- Tiết kiệm nước tưới cho nhà nông: Việc sử dụng dụng phân hữu cơ giúp cải tạo đất trồng, cho đất tơi xốp, ẩm và khả năng giữ nước cao, tiết kiệm công sức và nước tưới cho nhà nông.
- Cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối
- Nhược điểm của phân hữu cơ
- Giá thành cao
- Phân loại phân bón này cần nhiều thời gian để các chất phân hủy tạo ra thành phẩm.
Phân bón vô cơ (phân hóa học)
Đây là phân bón cho cây trồng được sản xuất công nghiệp, chứa các loại muối khoáng. Phân loại phân bón vô cơ cung cấp các nguyên tố khoáng cần thiết tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt. Bao gồm các loại chính như phân lân, đạm, Kali,...
- Ưu điểm của phân hóa học
- Tác động nhanh, có thể thấy hiệu quả trong vài ngày sau khi bón phân.
- Thích hợp với những vùng canh tác lớn.
- Nhược điểm của phân hóa học
- Cản trở cây hấp thụ các dưỡng chất cần thiết: Các phần tử hóa học của phân bám xung quanh rễ cây làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng hữu cơ từ đất.
- Giúp cây phát triển nhanh, mạnh nhưng mang tính nhất thời, không hiệu quả lâu dài.
- Phá hủy sự phát triển của vi sinh vật: Acid từ phân hóa học lâu năm sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ có trong đất. Dễ trông thấy, các vùng canh tác cây trồng sử dụng phân hóa học lâu năm đất thường khô cứng, thiếu ẩm, thiếu khí, mật độ vi sinh vật rất thấp.
- Không thân thiện với môi trường
Kỹ thuật bón phân
Từng phân loại phân bón có kỹ thuật bón phân khác nhau để đạt hiệu quả tối ưu nhất
- Phân hữu cơ
- Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ mà cây không trực tiếp hấp thụ được mà cần trải qua quá trình phân hủy nhờ vào vi sinh vật. Phân chưa phân hủy, ủ hoai làm cây chậm hấp thu, thậm chí khiến cây trồng bị gây ngộ độc hữu cơ.
- Phân hữu cơ chủ yếu dùng để bón lót trước khi gieo trồng. Nếu dùng bón thúc, phải bón trước khi cây bắt đầu phát triển mạnh và ra hoa. Cách bón là rải đều trên mặt đất hoặc bón theo hàng, hốc cây, vùi xuống đất nếu dùng phân xanh.
- Liều lượng bón tùy vào chất lượng đất và cây trồng, trung bình 0,5 - 5 tấn/hecta.
- Phân vô cơ
- Phân loại phân hóa học được chia làm 3 loại: Phân đạm, phân lân, phân Kali.
- Phân đạm, phân kali có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên thường được dùng để bón thúc, cũng có thể bón lót nhưng với tỉ lệ nhỏ.
- Phân lân bón lót vì cần nhiều thời gian để hòa tan.
- Phân hỗn hợp NPK có thể bón lót hoặc bón thúc.
- Lưu ý khi sử dụng phân hóa học là cần tuân thủ nguyên tắc: Đúng loại - Đúng lượng - Đúng cách - Đúng lúc để đảm bảo cây trồng phát triển tốt, bảo vệ môi trường.
Mỗi phân loại phân bón đều có ưu và nhược điểm riêng tùy thuộc nhu cầu của người nông dân. Phân hóa học cung cấp nhanh và kịp thời chất dinh dưỡng cho cây trồng nhưng không thân thiện với môi trường, ngược lại, phân hữu cơ cần nhiều thời gian để phân hủy nhưng có thể dùng lâu dài mà không gây hại cho nguồn đất.
Trong thời điểm phát triển nền nông nghiệp bền vững như hiện nay, phân hữu cơ là nền tảng lâu dài để đảm bảo chất lượng nông sản, an toàn với con người và đặc biệt là bảo vệ môi trường.